Thông tin

Bệnh vẩy nến và chế độ ăn – Phần 2

Trong phần 1 chúng ta đã lướt qua các nghiên cứu về chế độ ăn và các con đường đa dạng mà một chế độ ăn có thể tác động lên sức khỏe một cá nhân và sự hình thành các bệnh như vảy nến và viêm khớp.

Phần 2 sẽ tập trung và các thức ăn nhất định mà có tác động tích cực lên sức khỏe và hỗ trợ quá trình sửa chữa, hàn gắn tổn thương.

Chúng ta đều biết, trong suốt cuộc đời, điều kiện môi trường và chất dinh dưỡng ảnh hưởng tới biểu hiện gen. Chỉ gần đây người ta mới quan sát sự phơi nhiễm với các chất có nguồn gốc thực vật có thể ảnh hưởng tới biểu hiện gen thông qua cơ chế đảo ngược di truyền ngoại gen và được ghi lại vào bộ ngoại gen suốt cuộc đời. Di truyền ngoại gen được đề cập như sự di truyền các kiểu hình khác nhau hoặc thay đổi biểu hiện gen mà không thay đổi chuỗi ADN nhưng nó phụ thuộc vào sự đa dạng trong việc methyl hóa AND, cấu trúc nhiễm sắc thể hoặc nhận dạng microARN. Như vậy dấu ấn di truyền ngoại gen được ghi lại trong bộ gen và có thể biểu hiện trong cơ thể và hệ miễn dịch, bảo vệ chống lại rối loạn viêm, ung thư và tuổi tác. 1

Nó ngoài ra chuyển hóa chất dinh dưỡng có lẽ khác nhau giữa mỗi người và đưa tới tình trạng sức khỏe khác nhau phụ thuộc vào kiểu gen của mỗi cá nhân. Xu hướng cá thể hóa chế độ dinh dưỡng (cả tránh lẫn tiêu thụ) và nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tạo ra một chiến lược cá nhân không chỉ để có sức khỏe tốt mà còn giúp hỗ trợ quá trình sửa chữa.

Chất hóa học thực vật (còn gọi là phytochemicals) hoặc chất dinh dưỡng từ thực vật  là các hợp chất tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật mà có tác dụng bảo vệ sức khỏe. Bên cạnh các chất dinh dưỡng thường gặp như carbohydrates, amino acids và protein, có một số chất không phải là chất dinh dưỡng ở rau và có thể chống lại bệnh mạn tính. Chúng có ít ở chất béo và tất cả các sản phẩm thực vật không chứa cholesterol.  Đa số các chất này được tìm thấy với lượng nhỏ ở rau. Tuy nhiên khi được cung cấp đủ chúng giúp bảo vệ các tế bào sống chống lại bệnh mạn tính.2

Rau họ cải gồm các loại rau như cải xoăn, cải bắp đỏ và trắng, cải bruxen, súp lơ, củ cải, bắp cải Trung Quốc và cải thảo. Nhóm rau này bao gồm các chất chống oxy hóa nổi tiếng như vitamins C, E, carotenoids và enzym chống oxy hóa như catalase, superoxide dismutase (SOD) và peroxidase, mà được tìm thấy ở rau tươi. Những loại rau này ngoài ra còn giàu các chất chuyển hóa có lợi ở thực vật chứa sulfur gồm: glucosinolates, anthocyanins, flavonoids, terpenes, S-methylcysteine sulfoxide, coumarins và các hợp chất khác.4,5  Nghiên cứu ngoài ra còn xác định nhiều hợp chất khác được tách chiết từ rau họ cải và nghiên cứu dược lý in vitro hoặc in vivo chỉ ra rằng chúng có tác động sinh học rộng rãi gồm: chống viêm, kháng sinh, kháng nấm, chống đột biến, bảo vệ hệ thần kinh và các đặc tính của chất chống oxy hóa. 4,5

Tác dụng tốt cho sức khỏe tiềm ẩn của rau họ cải là do phản ứng phân giải phức tạp của phytochemicals và hoạt động của các chất chống oxy hóa. Gần đây, nghiên cứu nhằm mục tiêu phát hiện chất chống oxy hóa nguồn gốc thực vật mà có thể dùng được cho người nhằm ngăn chặn các bệnh mạn tính không lây và tăng cường sức khỏe. Phytochemicals từ họ nhà cải có lẽ hoạt động ở mức độ khác nhau. Chúng ngăn cản sự mất cân bằng oxy hóa nhờ enzym và kích thích hệ miễn dịch. Các gốc oxy tự do trong cơ thể có thể gây ra oxy hóa lipid và protein phá hủy ADN, thay đổi cơ sở và điều chỉnh biểu hiện gen 4,5

Chất chống oxy hóa chống lại hoặc vô hiệu hóa tác động có hại của gốc tự do. Chúng hoạt động như một chiếc máy tiêu thụ những gốc tự do và gốc oxy tự do vì thế ngăn chúng phá hủy sự cân bằng hóa học của tế bào. Các yếu tố đa dạng từ bên ngoài như viêm, khói thuốc, ô nhiễm không khí, tia xạ ( tia X, tia cực tím) có thể kích thích sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể. Vì vậy nguời phơi nhiễm với các nguồn gây oxy hóa này đòi hỏi một chế độ ăn cung cấp lượng chất chống oxy hóa cao hơn.2  Da là đích chính của mất cân bằng oxy hóa vì các gốc oxy hóa tự do. Chất chống oxy hóa làm giảm bớt tác hại của gốc oxy tự do và có thể làm giảm hoặc đảo ngược nhiều sự kện mà góp phần gây ra sự phát triển, sinh sản quá mức của tế bào da. Tăng sản xuất gốc oxy hóa tự do ở bệnh nhân vảy nến và giảm nồng độ chất chống oxy hóa dẫn đến sự mất cân bằng oxy hóa mà đòi hỏi peroxy hóa lipid. Điều này làm hủy hoại tế bào bằng các chuỗi phản ứng liên tục hủy hoại màng tế bào và mô. 3   Mất cân bằng giữa gốc oxy tựu do và chất chống oxy hóa gây ra mất cân bằng oxy hóa. Nguyên nhân có lẽ là thiếu hụt chất chống oxi hóa trong chế độ ăn hoặc tăng sản xuất các gốc tự do gây ra bởi stress,khói thuốc, ô nhiễm môi trường. Chất chống oxy hóa và các hợp chất có hoạt tính sinh học khác giải độc các gốc oxy hóa tự do và ngăn cản phá hủy các địa phân tử và bào quan qua nhiều cơ chế. Trong cơ thể người, một vài cơ chế đã được biết để ngăn chặn gốc tự do (ví dụ enzym chống oxy hóa) Tuy nhiên ở một số trường hợp cần có nhiều chất để chống lại tác động của chúng. Ăn rau gồm các loại rau họ cải có liên quan chặt chẽ tới việc giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, và suy giảm chức năng do tuổi tác.4,5 Chất chống oxy hóa ngoài ra còn hiệu quả trong việc giảm thiểu sựu phá hủy collagen, elastin, những sợi mà giúp nâng đỡ các cấu trúc của các gốc tự do.6

Carotenoids có ở rau,trái cây có màu vàng, đỏ, và cam. Trong chế độ ăn chúng hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và được tin là bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các gốc tự do. Một vài nghiên cứu về sinh khả dụng của β -carotene  từ rau trong chế độ ăn chỉ ra rằng súp lơ là  22- 24%, cà rốt 19-34%,và các loại rau sống là 3-6%. Flavonols  bao gồm quercetin, kaempferol, fisetin, và myricetin. Quercetin là flavonoid quan trọng ở rau. Nó được phát hiện trong hành tây. Kaempferol, myricetin, và fisetin ngoài ra được phát hiện ở cả hành tây,xà lách và rau diếp xoăn.

Anthocyanins khiến lá rau và trái cây tím hoặc có màu đỏ như cải bắp tím,bông cải tím, khoai lang tím, đại hoàng, củ cải tím và hành tây. Anthocyanin cũng đã được biết đến là giúp bảo vệ lipoprotein ở tế bào động vật có vú khỏi bị phá hủy bởi các gốc tự do.2

Viêm liên tục đóng vai trò cần thiết trong nhiều bệnh và isothiocyanates (ITCs) làm giảm hoạt động của nhiều cơ chế viêm,ngăn cản enzym cyclooxygenase 2, và bất hoạt vĩnh viễn các yếu tố ức chế sự di trú của các đại thực bào. Nghiên cứu cho là ITCs có khả năng chống viêm. Chúng được biết là làm giảm carrageenan-chất gây phù chân ở chuột, giảm hình thành phù tai, giảm độ thanh thải bạch cầu ở da chuột bị viêm và trong nghiên cứu dùng kĩ thuật nuôi cấy da người, cho thấy giảm biểu hiện và bài biết các cytokine gây viêm của tế bào mono, tế bào giống đại thực bào và da bị viêm 7

Bất cứ chế độ ăn nào nên được cân bằng và bất cứ thay đổi nào cũng nên được thảo luận với bác sĩ của bạn.

Đọc các bài blog khác của chúng tôi: “Vảy nến và chế độ ăn-phần 1” “ vảy nến và đa bệnh tật” “ Vảy nến và rượu” “ Vảy nến và lượng nước uống vào”.

Các tin liên quan

Hỏi chuyên gia